Vivamus condimentum erat vel tellus feugiat, at lobortis massa dictum. Phasellus est nibh, vehicula at dui eget, elementum feugiat libero. Suspendisse sodales ipsum enim, ac auctor neque aliquet vitae. Vestibulum egestas vestibulum mattis. Curabitur non faucibus arcu, at malesuada nisl. Integer ac lorem velit. Mauris rutrum nibh sit amet neque maximus, pretium porta nisi venenatis. Ut rutrum lacus sit amet augue sodales sodales. Praesent fermentum, metus ut posuere congue, sem mi aliquet tellus, ac commodo risus odio non felis. Aliquam eleifend ornare dui, a finibus nisl vehicula quis. Proin pellentesque urna eu faucibus ultrices. Fusce hendrerit risus ac porttitor lacinia. Nulla porttitor leo quis gravida molestie. Suspendisse potenti. Nulla faucibus nunc nec arcu sagittis, quis dictum nisi pellentesque. Quisque ac turpis augue. Donec convallis justo id suscipit molestie. Morbi placerat nunc vitae nibh mollis blandit. Aliquam a libero neque. In nisl diam, imperdiet in blandit a, laoreet id nisl. Suspendisse tincidunt sodales congue. Cras a leo at tellus consequat placerat volutpat ut sapien. Praesent sodales ornare augue, sodales dignissim dolor varius vitae. Pellentesque id lobortis ligula. Duis fermentum libero vitae lorem faucibus, sit amet sollicitudin urna viverra. Vestibulum elementum, lorem ac lacinia ultrices, lorem lorem auctor tellus, non mollis libero leo non urna. Nunc efficitur turpis turpis, ut tincidunt eros tincidunt vestibulum. Fusce sagittis tellus quis risus dapibus, eu mollis diam dapibus. Suspendisse rutrum gravida blandit. Integer posuere massa ut faucibus blandit. Donec eros leo, efficitur a dolor ac, ultricies pellentesque arcu. Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Nunc rutrum ultrices arcu at vehicula. Pellentesque varius varius volutpat. In quis elit luctus felis iaculis iaculis eget sit amet dui.

Nhận định trên được đại diện Bộ Công Thương, các doanh nghiệp (DN) nêu ra tại hội nghị xúc tiến xuất khẩu da giày do Bộ Công Thương và Hiệp hội Da giày Túi xách Việt Nam (Lefaso) tổ chức ngày 15-7 tại TP HCM.

Việt Nam hiện đứng thứ ba trong nhóm các nước xuất khẩu da giày lớn nhất thế giới tính về trị giá, chỉ sau Trung Quốc và Ý. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ngành da giày liên tục ổn định trong 5 năm qua, từ mức 4,2 tỉ USD năm 2009 tăng lên 10,5 tỉ USD năm 2014, bất chấp những giai đoạn kinh tế toàn cầu suy thoái.

Sáu tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu da giày tiếp tục đạt mức ấn tượng với 7,35 tỉ USD, tăng 18% so với cùng kỳ. Sản phẩm giày dép của Việt Nam đã có mặt ở hơn 50 quốc gia và đang tiếp tục gia tăng thị phần tại những thị trường trọng điểm. Riêng sản phẩm túi xách có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu rất nhanh và đã có mặt ở hơn 40 nước.

Theo ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Lefaso, thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam gồm EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… tiếp tục có triển vọng tăng trưởng, nhất là khi các hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam với EU đang đàm phán, Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Mỹ, Nhật là thành viên.

Với thị trường Mỹ, xuất khẩu da giày đã tăng trưởng mạnh trong những năm qua từ mức 1 tỉ USD lên khoảng 3,4 tỉ USD vào năm ngoái (chiếm 32% kim ngạch xuất khẩu của ngành). Nếu TPP được ký kết, lợi thế đầu tiên mà ngành da giày Việt Nam được hưởng là mức thuế nhập khẩu hiện tại từ 3,5%-57,4% sẽ được xóa bỏ, thuế nhiều dòng sản phẩm da giày xuất khẩu vào Mỹ tiến về 0%. Đây không chỉ là cơ hội cho ngành tăng trưởng xuất khẩu mà còn được xem là cú hích cho DN phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Điểm đáng lưu ý là gần đây, lượng đơn hàng xuất khẩu dịch chuyển mạnh từ Trung Quốc sang Việt Nam nhờ chi phí nhân công giá rẻ cũng mở ra nhiều cơ hội cho ngành. Chẳng hạn, chi phí nhân công của Trung Quốc khoảng 500 USD/người/tháng, trong khi Việt Nam chỉ 250 USD/người/tháng…

Hàng loạt tập đoàn, DN sản xuất giày dép lớn thế giới cũng chọn Việt Nam làm cứ điểm mở rộng hoạt động hoặc đầu tư mới nhằm tận dụng ưu đãi thuế quan khi các FTA được ký kết. Đại diện Hiệp hội Da giày Quảng Đông (Trung Quốc) cho biết trong làn sóng nhiều thương hiệu lớn đổ vào Việt Nam, một số DN ở Trung Quốc cũng sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội, đầu tư vào ngành giày dép.

Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, trong năm 2015, các FTA đã ký có thể chưa tác động trực tiếp giúp kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh do các nội dung chỉ chính thức có hiệu lực từ 1-2 năm tới. Tuy nhiên, hàng loạt FTA mà Việt Nam tham gia sẽ tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất nguyên phụ liệu và sản phẩm xuất khẩu. Mục tiêu của ngành da giày là phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 23 tỉ USD vào năm 2020.

(Theo nguồn báo Người Lao Động)