Nhằm mục tiêu hỗ trợ Việt Nam phát triến bền vững cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thông qua thu hút đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực sản xuất-chế tạo. Tổ chức IFC (Cty Tài chính Quốc tế thuộc World Bank) có làm việc với Hiệp Hội Da Giày túi xách và đưa ra chương trình hỗ trợ tài chính cho các Doanh Nghiệp ngành Da giày-Túi xách đầu tư mở rộng sản xuất.

IFC giúp đầu tư, huy động vốn từ các đối tác và tư vấn cho các doanh nghiệp tư nhân, trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tiềm năng tăng trưởng tốt. Chính sách hỗ trợ đối với Doanh nghiệp dệt may-da giày cụ thể như sau:

  • Cho vay dài hạn: IFC cho vay trung và dài hạn (từ 5 đến 10 năm) bằng Đô la Mỹ để các công ty thực hiện kế hoạch mở rộng sản xuất, như xây hoặc mua nhà máy mới, tăng dây chuyền sản xuất, mua sắm máy móc, thiết bị,…Khoản vốn vay phù hợp khoảng từ 10 triệu Đô la trở lên cho mỗi doanh nghiệp. Khoản vay này chiếm tối đa 35% trong trường hợp đầu tư dự án hoàn toàn mới. IFC cũng có thể thu xếp nguồn vốn từ các tổ chức tài chính khác để cùng cho vay. Lãi xuất cho vay dựa trên lãi xuất cạnh tranh trên thị trường, được xác định dựa trên phân tích rủi ro và khả năng tín dụng của khách hàng.
  • Tài trợ ngắn hạn: Năm 2011, IFC đã giới thiệu chương trình “ Tài trợ nhà cung cấp – GTSF” đến các quốc gia xuất khẩu dệt may lớn như Trung Quốc, Bangladesh, Srilanka, Pakistan, Haiti và Việt Nam. Chương trình đã nhận được nhiều phản hồi tích cực. Thông qua chương trình này, IFC đã giả nhân hơn 500 triệu Đô la trên toàn cấu, riêng ở Việt Nam đạt trên 10 triệu Đô la.Đây là một thành quả rất đáng khích lệ của chương trình từ trước tới nay.

Với nguồn vốn 500 triệu Đô la Mỹ (sử dụng quay vòng trong năm tài chính), GTSF được kỳ vọng là công cụ tài chính hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may và da giầy giảm thiểu rủi ro người mua, tăng khả năng tài chính cũng như quản lý hiệu quả dòng tiền.

Thông qua chương trình, IFC sẽ đứng ra mua các khoản phải thu, các hóa đơn xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất các sản phẩm cho một số đối tác mua được lựa chọn để nhằm ứng tiền trước cho các doanh nghiệp xuất khẩu này. Giao dịch mua khoản phải thu cuat IFC được thực hiện tự động trên ứng dụng internet, miễn truy đòi (hay nói cách khác IFC chịu rủi ro khi đối tác mua không thanh toán). Mức chi phí của chương trình mà IFC đang áp dụng được xác định dựa trên đánh giá tín dụng của các đối tác mua ở nước ngoài, vì vậy được đánh giá là rất cạnh tranh.

(Theo nguồn VCCI)

Theo phân tích một số chuyên gia, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) sẽ tác động mạnh đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể là sẽ tạo điều kiện cho xuất khẩu tăng 50% vào năm 2020 và lên 93% vào năm 2025; trong đó hàng dệt may tăng 16%, may mặc tăng 40% và đồ da tăng 31%”.

Tuy nhiên Doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng hơn nữa vào quy tắc xuất xứ sản phẩm, đẩy mạnh phát triển kênh phân phối tại EU, tạo lập thương hiệu quốc gia và tập trung vào những sản phẩm thân thiện với môi trường và xã hội, tuân thủ các qui định kỹ thuật và an toàn, vệ sinh…

Đây cũng là một khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu dệt may và da giày trong nước đang phải đối mặt tại các thị trường xuất khẩu chủ lực.

Theo phân tích của một số chuyên gia, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ tác động mạnh đến hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực: cắt giảm thuế quan, các quy tắc về lao động, tiêu chuẩn môi trường, quyền sở hữu trí tuệ, tuân thủ các quy định kĩ thuật…

Bên cạnh đó, các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn của EU và Việt Nam đối với sản phẩm dệt may và da giày có sự khác biệt giữa hai hệ thống quản lý về quy chuẩn và tiêu chuẩn.

Theo Ông Nguyễn Văn Thông, Viện trưởng Viện Dệt may, để được nhập khẩu vào thị trường EU, sản phẩm dệt may và da giày Việt Nam phải đảm bảo tuân thủ quy định về quy chuẩn cũng như tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn sản phẩm, dán nhãn hướng dẫn sử dụng và nước xuất xứ một cách nghiêm túc.

Các doanh nghiệp cần khắc phục những hạn chế như thiếu thông tin và hiểu biết thấu đáo về quy chuẩn, tiêu chuẩn pháp lý và tiêu chuẩn tư nhân tại thị trường EU; chưa có đầu mối quản lý, cung cấp một cách hệ thống và cập nhật các yêu cầu tuân thủ của các thị trường nhập khẩu…

Theo thống kê mới nhất, Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước xuất khẩu hàng dệt may và da giày trên thế giới, trong 5 năm gần đây đạt mức tăng trưởng trung bình 15%/năm.

(Theo nguồn www.lefaso.org.vn)