
Theo phân tích một số chuyên gia, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) sẽ tác động mạnh đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể là sẽ tạo điều kiện cho xuất khẩu tăng 50% vào năm 2020 và lên 93% vào năm 2025; trong đó hàng dệt may tăng 16%, may mặc tăng 40% và đồ da tăng 31%”.
Tuy nhiên Doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng hơn nữa vào quy tắc xuất xứ sản phẩm, đẩy mạnh phát triển kênh phân phối tại EU, tạo lập thương hiệu quốc gia và tập trung vào những sản phẩm thân thiện với môi trường và xã hội, tuân thủ các qui định kỹ thuật và an toàn, vệ sinh…
Đây cũng là một khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu dệt may và da giày trong nước đang phải đối mặt tại các thị trường xuất khẩu chủ lực.
Theo phân tích của một số chuyên gia, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ tác động mạnh đến hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực: cắt giảm thuế quan, các quy tắc về lao động, tiêu chuẩn môi trường, quyền sở hữu trí tuệ, tuân thủ các quy định kĩ thuật…
Bên cạnh đó, các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn của EU và Việt Nam đối với sản phẩm dệt may và da giày có sự khác biệt giữa hai hệ thống quản lý về quy chuẩn và tiêu chuẩn.
Theo Ông Nguyễn Văn Thông, Viện trưởng Viện Dệt may, để được nhập khẩu vào thị trường EU, sản phẩm dệt may và da giày Việt Nam phải đảm bảo tuân thủ quy định về quy chuẩn cũng như tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn sản phẩm, dán nhãn hướng dẫn sử dụng và nước xuất xứ một cách nghiêm túc.
Các doanh nghiệp cần khắc phục những hạn chế như thiếu thông tin và hiểu biết thấu đáo về quy chuẩn, tiêu chuẩn pháp lý và tiêu chuẩn tư nhân tại thị trường EU; chưa có đầu mối quản lý, cung cấp một cách hệ thống và cập nhật các yêu cầu tuân thủ của các thị trường nhập khẩu…
Theo thống kê mới nhất, Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước xuất khẩu hàng dệt may và da giày trên thế giới, trong 5 năm gần đây đạt mức tăng trưởng trung bình 15%/năm.
(Theo nguồn www.lefaso.org.vn)